Trong bài viết này, Nhà Hàng Số sẽ đưa ra những lưu ý cần thiết giúp bạn mở quán nhậu và kinh doanh thành công.
Quán nhậu có thể coi là một trong những mô hình kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất mà không cần sử dụng quá nhiều vốn. Đáp ứng nhu cầu, sở thích ăn uống của nhiều người, vô số quán nhậu được mở ra. Nhưng mở quán nhậu cần gì để lượng doanh thu thu về cao nhất chắc chắn là câu hỏi của nhiều nhà khởi nghiệp trẻ. Chính vì vậy, Nhà Hàng Số sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trong bài viết này.
1. Tại sao bạn nên lựa chọn kinh doanh quán nhậu?
Theo số liệu năm 2020, Việt Nam xếp thứ 9 thế giới với lượng tiêu thụ bia khủng. Với hơn 3,8 triệu kilô lít bia chiếm 2,2% toàn cầu. Tính tới tháng 7/2022, Việt Nam là nước đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 3 toàn châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người. Bình quân mỗi năm, một người Việt Nam (trên 15 tuổi) tiêu thụ tới 170 lít bia. Tỷ lệ này ngày càng được tăng cao, đặc biệt ở giới trẻ.
Đặc biệt, không chỉ nam giới mà tỷ lệ nữ giới ở Việt Nam sử dụng rượu bia cũng ở mức cao. Một cuộc điều tra thực hiện năm 2021 cho thấy rằng: có tới 64% nam giới và 10% nữ giới có uống rượu bia trong vòng 30 ngày.
Có thể thấy rằng, nhu cầu tiêu thụ rượu bia của người dân Việt Nam vô cùng cao, và con số này ngày một tăng cao qua từng năm. Điều này cũng lý giải lý do vì sao ngày càng nhiều mô hình quán nhậu được mở ra. Chính bởi thị trường nhậu là thị trường tiềm năng mang lại lợi nhuận và hiệu quả thành công vô cùng lớn.
2. 3 mô hình quán nhậu được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay
Trước khi bắt đầu quyết định kinh mở quán nhậu, bạn cần quyết định chính xác mô hình bạn hướng tới là gì để quá trình kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.
2.1. Mô hình quán nhậu sân vườn
Khi đến với quán nhậu sân vườn, chắc chắn bạn sẽ có một trải nghiệm đặc biệt không thể tìm thấy ở bất cứ một mô hình quán nhậu nào khác. Thử tưởng tượng bạn đang được hòa mình vào thiên nhiên, dưới ánh đèn vàng, thưởng thức những món ăn ngon và nhậu cùng những người thân yêu nhất, chắc chắn đó sẽ là khoảnh khắc bạn không bao giờ quên.
Mỗi một quán nhậu sân vườn sẽ mang một nét độc đáo riêng tùy vào cách biết tấu của chủ quán. Bạn không cần quá tập trung vào việc suy nghĩ thiết kế quán sao cho cầu kỳ vì hầu hết các quán nhậu sân vườn chỉ cần đáp ứng đủ các tiêu chí: không gian sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát; có tấm mái che rộng; ánh đèn đủ sáng;… thì nhà hàng quán nhậu của bạn vẫn sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng ghé thăm mỗi ngày.
2.2. Mô hình quán nhậu vỉa hè
Là mô hình đòi hỏi ít vốn đầu tư nhất, quán nhậu vỉa hè trở nên vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Thông thường, chỉ mất chưa tới 100 triệu là bạn đã trở thành chủ nhân một cửa hàng quán nhậu vỉa hè. Vì chi phí mở quán không tốn quá nhiều tiền nên giá tiền bạn phải chi trả để trải nghiệm những bữa nhậu ở vỉa hè cũng vô cùng bình dân. Đây cũng chính là lý do vì sao mô hình quán nhậu này lại được nhiều người yêu thích như vậy.
2.3. Mô hình quán nhậu cao cấp
Nếu bạn là người yêu thích sự đẹp mắt, tinh tế, quan trọng chất lượng hơn giá cả thì mô hình quán nhậu cao cấp phù hợp với bạn hơn cả. Thông thường, các món ăn tại quán nhậu cao cấp sẽ được đầu tư từ vẻ ngoài tới hương vị, khiến khách hàng phải hài lòng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chính vì vậy, mức giá bạn phải trả cho một bữa nhậu cao cấp cũng cao hơn nhiều so với mặt bằng chung.
3. Các yếu tố pháp lý cần có khi mở quán nhậu
3.1. Giấy phép kinh doanh
Đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các thủ tục mở quán nhậu. Chủ cơ sở cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với mình. Bao gồm 2 hình thức kinh doanh: kinh doanh quán nhậu bình dân, quy mô vừa và kinh doanh nhà hàng quán nhậu quy mô lớn. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ có quyền hoạt động kinh doanh theo kế hoạch của mình.
3.2. Đăng ký thuế
Tùy vào số lượng vốn đầu tư và thu nhập trung bình hàng tháng, mỗi kinh doanh sẽ phải nộp mức thuế khác nhau. Sau khi thực hiện kê khai đầy đủ các khoản, bạn sẽ phải đóng thuế mỗi tháng hoặc mỗi năm tùy theo loại thuế.
3.3. Các giấy tờ cần thiết khác
Ngoài các thủ tục pháp lý đã kể trên, bạn cần có trong tay một số loại giấy tờ cần thiết khác như: Giấy phép hoạt động, đăng ký thuế, giấy phép kinh doanh rượu, bia,… Đặc biệt là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi chất lượng và sự an toàn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một quán ăn.
Chính vì vậy, để con đường kinh doanh trở nên thuận lợi hơn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố pháp lý trước khi chính thức kinh doanh quán nhậu.
4. Mở quán nhậu cần gì để cơ hội thành công cao?
Để giải đáp câu hỏi “Mở quán nhậu cần gì?” của nhiều người, chúng tôi đã liệt kê 7 điều bạn cần phải lưu ý trước khi quyết định mở quán nhậu để con đường kinh doanh của bạn dễ dàng, thuận lợi hơn.
4.1. Chuẩn bị vốn đầu tư
Việc vay vốn từ người thân, bạn bè sẽ khiến bạn trở nên bị động ngay từ khi mới chập chững kinh doanh. Vậy nên, để có thể tự thân chi trả các khoản tiền cho quán nhậu của mình như: tiền thuê mặt bằng; tiền thiết kế, sửa chữa; chi phí mua nội thất, thiết bị; tiền thuê nhân viên, phục vụ và các khoản dự phòng khác;… bạn nên có ít nhất 50 – 70 triệu đồng trong tài khoản.
4.2. Chuẩn bị mặt bằng kinh doanh
Nếu bạn có sân nhà rộng rãi, thoáng mát, thích hợp để buôn bán thì bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho việc thuê nhà kinh doanh.
Trong trường hợp bạn có đủ chi phí để thuê địa điểm kinh doanh tại các khu dân cư đông đúc, việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn. Lợi thế này sẽ giúp quán nhậu của bạn đảm bảo số lượng khách hàng ổn định hàng tuần.
Tuy nhiên, dù mặt bằng kinh doanh có diện tích rộng hay quy mô không quá lớn, bạn cũng cần chú ý tới việc giữ không gian quán sạch sẽ, thoáng mát nhằm tăng thêm lượt đánh giá cao của các vị khách hàng.
4.3. Chuẩn bị thực đơn chi tiết cho quán nhậu
Đối với một quán nhậu, món ăn và thức uống chính là tâm hồn của quán, là yếu tố giúp quán giữ chân các thực khách. Vậy nên việc lên một thực đơn đầy đủ, chi tiết là bước vô cùng quan trọng trong quá trình chuẩn bị kinh doanh quán nhậu.
Tất cả công việc mà bạn phải làm ở khâu này chính là: liệt kê số lượng món ăn, thức uống; phân loại món chính, món phụ, tính định lượng món ăn, đồ uống; thiết lập giá thành hợp lý cho từng món ăn.
Để có thể thực hiện tốt khâu chuẩn bị này, bạn nên đi trải nghiệm và tham khảo các quán nhậu có cùng mô hình kinh doanh với mô hình bạn hướng tới để nắm bắt chính xác nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. Từ đó, lựa chọn giá thành thấp hơn hoặc bằng đối thủ cạnh tranh để thu hút được nhiều lượng khách hơn.
4.4. Mua sắm các vật dụng cần thiết
Sau khi đã thuê được mặt bằng, công việc tiếp theo bạn cần làm là mua sắm các vật dụng cần thiết, đồ nội thất cho quán nhậu của mình bao gồm:
Các vật dụng phục vụ khách hàng: bàn ghế, bát đũa, cốc, khăn giấy,…
Các vật dụng phục vụ việc chế biến: nồi, bếp, rổ rá,…
Vật dụng trang trí không gian quán: tranh ảnh, đèn nháy, lọ hoa,…
Để có thể tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua lại các vật dụng được thanh lý từ nhà hàng quán nhậu cũ. Khi lựa chọn mua lại các đồ vật cũ, bạn cần kiểm tra hàng hóa thật kỹ, tránh mua phải những món đồ chất lượng kém.
4.5. Lựa chọn đầu mối nguyên liệu giá rẻ, đáng tin cậy
Việc tiêu thụ một lượng lớn gia vị, nguyên liệu món ăn, thức uống mỗi ngày sẽ khiến bạn mất một khoản chi phí vô cùng lớn. Để tiết kiệm một khoản vốn lớn phải bỏ ra hàng tháng, bạn cần tìm cho quán nhậu của bạn một đầu mối buôn nguyên liệu uy tín, giá thành hợp lý nhưng chất lượng thực phẩm vẫn được đảm bảo.
Lò mổ là địa điểm lý tưởng dành cho bạn nếu bạn muốn mua các loại thịt gia súc, gia cầm như: thịt lợn, thịt dê, thịt gà, thịt cừu,… Đối với hải sản, bạn có thể tìm tới các hộ gia đình chuyên nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản để mua được các loại hải sản tươi ngon với giá thành rẻ.
Để có thể tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua lại các vật dụng được thanh lý từ nhà hàng quán nhậu cũ. Khi lựa chọn mua lại các đồ vật cũ, bạn cần kiểm tra hàng hóa thật kỹ, tránh mua phải những món đồ chất lượng kém.
4.6. Tuyển chọn nhân viên
Một trong những yếu tố quan trọng khác giúp nhà hàng quán nhậu của bạn nhận được sự yêu thích của mọi người nằm ở thái độ, cách chăm sóc khách hàng của nhân viên quán. Chính vì vậy, việc lựa chọn nhân viên quán từ vị trí đứng bếp tới thu ngân, phục vụ đều phải chọn lọc kỹ càng.
Bên cạnh đó, bạn cần xem xét số lượng nhân viên cần tuyển sao cho phù hợp với mô hình của quán. Nếu bạn hướng tới mô hình kinh doanh nhỏ, bạn chỉ cần một nhân viên cho mỗi vị trí khác nhau và tăng thêm số lượng đội ngũ nhân viên khi quy mô quán được mở rộng hơn.
4.7. Lên kế hoạch truyền thông, quảng cáo
Câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi “Mở quán nhậu cần gì?” chính là cách bạn lên kế hoạch quảng bá quán nhậu của mình.
Một quán nhậu mới mở cần những cách thức khác nhau để có thể cạnh tranh với các nhà hàng, quán ăn khác. Bạn cần chuẩn bị một phương án pr, quảng cáo ngay từ khi có ý định mở quán nhậu để hạn chế gặp phải các rủi ro.
Ngoài việc đặt một cái tên thật độc đáo, bạn có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi khác nhau vào dịp khai trương, các dịp lễ như: giảm 30% hóa đơn, đi ba tính tiền hai,… để thu hút khách hàng ghé thăm.
Bên cạnh đó, để trở thành một chủ quán tiềm lực, thành công, bạn nên trau dồi, cải thiện thêm các kiến thức liên quan đến việc điều hành, kinh doanh nhà hàng quán nhậu để có thể tự tin xử lý các vấn đề khác nhau một cách dễ dàng.
5. Các cách quảng cáo quán nhậu trên Facebook mang lại hiệu quả cao
Việc tạo ra một profile khủng trên Facebook sẽ giúp cho quán ăn của bạn tiếp cận các đối tượng khách hàng nhanh hơn. Bạn có thể thử các cách quảng cáo sau để trang Facebook của quán nhậu trở nên hấp dẫn, cuốn hút hơn.
5.1. Đầu tư về mặt hình ảnh
Để tạo được một bài viết hay, hấp dẫn người đọc phụ thuộc rất lớn vào mặt hình ảnh. Chính vì vậy, mỗi khi đăng bài lên fanpage, bạn nên chèn thêm các hình ảnh, video món ăn đẹp mắt để người xem cảm thấy tò mò về hương vị. Từ đó, nhiều khách hàng sẽ ghé thăm quán hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo chất lượng món ăn tại quán cũng giống như hình ảnh khách hàng nhìn thấy trên video để tránh các phản hồi không tốt về quán nhậu.
5.2. Đăng tải hình ảnh hậu trường tại quán
Nhiều người cho rằng fanpage quán nhậu chỉ nên đăng tải những hình ảnh liên quan đến món ăn, thức uống nhưng những hình ảnh về nhân viên hay các thực khách đang trải nghiệm tại quán cũng là một nội dung thú vị, giúp cho trang Facebook của quán trở nên đa dạng, phong phú và mang đến cho người xem cảm giác gần gũi, thân quen hơn.
5.3. Tổ chức minigame hàng tháng
Cách đơn giản nhất để tăng được hàng chục nghìn lượt theo dõi trong vòng một đêm là tổ chức những trò chơi có thưởng trên Facebook. Bạn có thể lựa chọn voucher hoặc một khoản tiền nho nhỏ để làm quà tổ chức minigame. Vậy là chỉ cần bỏ ra một ít chi phí, bạn đã có thể giúp tên tuổi của quán nhậu trở nên quen thuộc hơn, gần gũi với mọi người hơn.
Vậy là Nhà Hàng Số đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Mở quán nhậu cần gì?” cũng như mách bạn những mẹo hay giúp quán nhậu tiếp cận tới khách hàng nhanh hơn thông qua mạng xã hội Facebook. Chúc bạn luôn đạt được những thành tựu to lớn trên con đường khởi nghiệp quán ăn mà bạn đã lựa chọn.